Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

Giới Thiệu Tổng Quan BV: Điều Kiện Thành Thuận Lợi Thành Lập Trạm

Giới Thiệu Tổng Quan BV: Điều Kiện Thành Thuận Lợi Thành Lập Trạm

–{—

1. Giới thiệu tổng quan về Quận 12:

Quận 12được thành lập ngày 1/4/1997  theo Nghị định 03/NĐ-CP trên cơ sở một số xã thuộc huyện Hóc Môn trước đây , là một quận vùng ven nằm phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 20 km, phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Nam giáp Quận Gò Vấp và Quận Tân Phú, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên của quận 12 là 5.274,89 ha.

Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ  khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội,  có sông Sài Gòn bao bọc phía đông tạo không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch, dân số hiện nay trên 500.000 dân.

Mô hình bệnh tật : là một quận đang phát triển, tập trung nhiều các nhà máy, xí nghiệp, từ đó thu hút rất nhiều dân nhập cư trong độ tuổi lao động. Đồng thời có trục đường Xuyên Á đi qua địa bàn quận, các bệnh gây ra do yếu tố môi trường, bệnh lý nội khoa, ngoại khoa ngày một nhiều hơn và gia tăng các chấn thương do tai nạn giao thông.

2. Giới thiệu về Bệnh viện quận 12:

Bệnh viện Quận là bệnh viện hạng 3, thành lập theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh với qui mô thiết kế ban đầu là 100 giường điều trị nội trú, hiện nay  bệnh viện đang thực hiện chỉ tiêu 150 giường nội trú và đang được đầu tư nâng cấp lên 300 giường. Cơ cấu tổ chức gồm 10 khoa, 01 Trạm Sơ cấp cứu TNGT và 4 phòng chức năng. Khoa cấp cứu với quy mô 15 giường nội trú.

TTGTBV

3. Sự cần thiết thành lập Trạm Cấp cứu vệ tinh 115:

Năm 2016, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám bệnh khoảng từ 1.100 – 1.200 lượt/ngày, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 12 tiếp nhận hàng ngày khoảng 60 bệnh nhân không chỉ từ Quận 12 mà còn từ các vùng giáp ranh của Quận Gò Vấp, Hóc Môn…trong đó có rất nhiều trường hợp người bệnh được đưa đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng và trễ, vận chuyển bệnh nhân trong điều kiện không an toàn.

TTGTBV2

Xuất phát từ các trăn trở đó cùng với việc nhận thức được “thời gian vàng” trong xử trí cấp cứu những trường hợp nguy kịch thì việc tiếp cận được hiện trường trong thời gian ngắn nhất, sơ cấp cứu người bệnh một cách hiệu quả nhất và vận chuyển người bệnh đến những cơ sở y tế gần nhất sẽ đóng vài trò then chốt trong việc tăng tỷ lệ sống sót cũng như giảm thiểu di chứng cho người bệnh.

TTGTBV3

Cùng với chủ trương  của Sở Y tế, được sự quan tâm hỗ trợ của Quận Ủy - UBND Quận 12 và đặc biệt là sự hỗ trợ của Trung tâm Cấp cứu 115 Tp.HCM, Bệnh viện quận 12 đã có thể đảm nhận vai trò của một trạm cấp cứu vệ tinh  với các ê kíp y bác sĩ trực cấp cứu 24/24, xe cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị và vali cấp cứu theo đúng chuẩn của Trung tâm cấp cứu 115 giúp  người dân trên địa bàn được hỗ trợ cấp cứu khi có yêu cầu. Đồng thời cùng tham gia mạng lưới cấp cứu 115 của Thành phố, đơn vị mong muốn được huấn luyện nâng cao kỹ năng chuyên môn cấp cứu để góp phần phát triển mạng lưới cấp cứu 115 của Thành phố ngày càng tốt hơn.

Với chủ trương của Sở Y tế về việc xây dựng, phát triển các trạm cấp cứu vệ tinh phủ rộng trên toàn địa bàn thành phố nhằm nâng cao chất lượng cấp cứu ngoại viện. Hôm nay ngày 09/6/2017, Bệnh viện Quận 12 chính thức  ra mắt trạm cấp cứu vệ tinh  trong hệ thống cấp cứu 115 của Sở Y tế Tp.HCM.

TTGTBV4

Thay mặt cho toàn thể CBVC bệnh viện quận 12, kính chúc quý đại biểu mạnh khỏe,  hạnh phúc, chúc đội ngũ y bác sĩ của Trạm Cấp cứu vệ tinh BVQ12 mạnh khỏe, luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.


 

 

Hút Thuốc Lá Là Có Hại Chắc Hẳn Không Ai Là Không Biết

ThuocLa1

Hút Thuốc Lá Là Có Hại Chắc Hẳn Không Ai Là Không Biết

Vì Ngay Trên Bao Bì Của Nhà Sản Xuất Cũng Có Ghi Dòng Chữ Này

–{—

Đã có rất nhiều người biết và muốn từ bỏ thuốc lá nhưng không thành công do chưa kiên trì và chưa lựa chọn được phương pháp phù hợp cho mình, ở bài viết nàyxin được tổng hợp 6 phương pháp hữu ích nhất được nhiều người cho rằng đã thành công. Chúc cho những người muốn cai thuốc áp dụng thành công.

Xem thêm: Hút Thuốc Lá Là Có Hại Chắc Hẳn Không Ai Là Không Biết

Phòng Bệnh Hen Phế Quản Khi Thời Tiết Se Lạnh

Hen1Phòng Bệnh Hen Phế Quản Khi Thời Tiết Se Lạnh

–{—

So với năm trước trong những tháng cuối năm nhiệt độ khu vực phía Nam thấp hơn, nhiệt độ trung bình từ 20-250C. Đặc biệt TP.HCM cái se lạnh của mùa đông đã tràn ngập phố phường, những thay đổi của thời tiết làm cho các bệnh về đường hô hấp tăng mạnh, chủ yếu là trẻ em và người già, trong đó bệnh hen phế quản chiếm tỷ lệ đáng kể.

Xem thêm: Phòng Bệnh Hen Phế Quản Khi Thời Tiết Se Lạnh

Bệnh Cúm A(H7N9)

BenhCumAH7N93

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

***

BỆNH CÚM A(H7N9)

A. Bệnh Cúm A(H7N9) Là Gì?

Cúm A(H7N9) là tên gọi của một loại vi-rút cúm thường tìm thấy ở các loài chim, gia cầm và thủy cầm. Mặc dù, một số loại cúm A khác đôi khi được tìm thấy lây nhiễm cho người, nhưng không có trường hợp người nào mắc H7N9 cho đến khi trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc vào tháng 03 năm 2013.

Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng và có tỷ lệ tử vong cao (30%).

Xem thêm: Bệnh Cúm A(H7N9)

Bệnh Bạch Hầu


benhbachhauSỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

***

BỆNH BẠCH HẦU

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Xem thêm: Bệnh Bạch Hầu

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 
InternetSpeedlogo

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

14537158
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2153
1808
9632
14515324
21834
68556
14537158

Your IP: 44.220.181.180
2024-09-11 21:08