Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh
Khám sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe
Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

Hưởng ứng ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH (27/12) - INTERNATIONAL DAY OF EPIDEMIC PREPAREDNESS!”

Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh lần đầu tiên tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 2020, được Liên Hợp Quốc kêu gọi nhằm ủng hộ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, chuẩn bị và hợp tác chống lại dịch bệnh.

pc-dich-benh

Ngày 27 tháng 12 là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (tên tiếng anh là International Day of Epidemic Preparedness) đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết số A/RES/75/27 ngày 07 tháng 12 năm 2020. Kể từ đó, ngày này càng trở nên quan trọng, ghi nhận sự cần thiết phải chuẩn bị toàn cầu cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh lớn có tác động tàn khốc đến cuộc sống con người, tàn phá sự phát triển kinh tế và xã hội lâu dài, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, toàn xã hội càng hiểu sâu sắc hơn tác động này. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Để có được sự chuẩn bị hiệu quả đòi hỏi phải chia sẻ thông tin, nguồn lực và kiến thức chuyên môn giữa các quốc gia và cộng đồng địa phương.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12), quán triệt quan điểm phòng bệnh từ sớm, từ xa, và chủ động, hạn chế để dịch bùng phát, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch “Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024” với 15 thông điệp, nhằm nâng cao ý thức của người dân và tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh (27/12) có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng đối với việc phòng, chống dịch. Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm và hãy cùng chung tay với ngành Y tế và các cấp chính quyền địa phương phòng ngừa, chuẩn bị, đáp ứng với dịch bệnh.

CÁC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH 2024:

  1. Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh;
  2. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác-Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở;
  3. Phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
  4. Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh;
  5. Ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm để phòng, chống dịch bệnh;
  6. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nơi ở để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển;
  7. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng, chống dịch bệnh;
  8. Quan hệ tình dục an toàn để phòng, chống bệnh lây lan qua đường tình dục;
  9. Thực hiện lối sống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng;
  10. Không tiếp xúc động vật ốm, chết và không sử dụng thực phẩm không an toàn;
  11. Phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân; giữ ấm cơ thể; thể dục, thể thao; nâng cao thể trạng;
  12. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám kịp thời;
  13. Không tự ý mua, sử dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh;
  14. Thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;
  15. Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người.

(Nguồn: TTKSBTTP-HCDC)

Bệnh Tay chân miệng

 


 

Văn Bản Từ Sở Y Tế

Văn bản từ sở

Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 
InternetSpeedlogo

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

14879851
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2161
1966
4127
14852599
59959
76401
14879851

Your IP: 216.244.66.230
2025-01-20 20:07