Thông Tin Thuốc
9 loại thuốc tương tác bất lợi khi dùng cùng vitamin C
9 loại thuốc tương tác bất lợi khi dùng cùng vitamin C
Bổ sung vitamin C là rất phổ biến ở một số người nhằm tăng tăng cường sức khỏe. Song vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc điều trị bệnh cần lưu ý...
1. Tác dụng của vitamin C với sức khỏe
Vitamin C đóng vai trò trong việc kiểm soát nhiễm trùng và chữa lành vết thương, và là một chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa các gốc tự do có hại. Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể: Thần kinh, miễn dịch, xương, sụn, máu...
Vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc trị bệnh
2. Tương tác thuốc và vitamin C cần lưu ý
Ở dạng bổ sung, đặc biệt là ở liều cao, vitamin C có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, không nên dùng vitamin C mà không có sự giám sát của bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:
2.1 Thuốc kháng sinh
Kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin... không bền trong môi trường axit. Dưới tác dụng của axit như vitamin C sẽ làm cho vòng betalactam bị phá hủy, gây ra mất tác dụng của thuốc. Sử dụng vitamin C cùng lúc với các loại kháng sinh này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.
2.2 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Cả vitamin C với aspirin (một thuốc NSAID) đều là thuốc có tính axit. Việc sử dụng vitamin C gây axit hóa nước tiểu, làm giảm lượng aspirin trong nước tiểu và làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Nếu sử dụng vitamin C cùng với aspirin, nó có thể gây ngộ độc aspirin.
2.3 Thuốc kháng axit có chứa nhôm
Vitamin C có thể làm tăng lượng nhôm mà cơ thể hấp thụ, có thể khiến các tác dụng phụ của những loại thuốc này trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng axit có chứa nhôm phổ biến là maalox và gaviscon.
2.4 Thuốc an thần
Thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng của vitamin C. Những loại thuốc này bao gồm phenobarbital, pentobarbital và seconobarbital.
2.5 Thuốc hóa trị
Là một chất chống oxy hóa, vitamin C có thể cản trở tác dụng của một số loại thuốc dùng trong hóa trị. Nếu đang hóa trị, không dùng vitamin C hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà không trao đổi với bác sĩ điều trị.
2.6 Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Vitamin C có thể làm tăng nồng độ estrogen khi dùng chung với những loại thuốc này. Estrogen đường uống cũng có thể làm giảm tác dụng của vitamin C trong cơ thể.
2.7 Thuốc điều trị HIV
Vitamin C có thể làm giảm mức độ của indinavir, một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV và AIDS.
2.8 Thuốc chống đông máu
Vitamin C chống lại tác dụng chống đông máu của heparin và warfarin làm suy yếu tác dụng của thuốc chống đông máu. Nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ nếu sử dụng cùng nhau.
2.9 Các loại thuốc khác
Sử dụng nhiều vitamin C trong thời gian dài làm tăng sự kết hợp của axit oxalic và muối canxi. Nếu vitamin C kết hợp với canxi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Sử dụng kết hợp vitamin C và thuốc kháng sinh nhóm sulfonamid có thể gây đái ra tinh thể và dẫn đến tổn thương thận.
Do có tương tác bất lợi vitamin C có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh, nên tốt nhất không dùng vitamin C với các thuốc này. Trong trường hợp phải sử dụng, nên dùng cách nhau tối thiểu 2 giờ đồng hồ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn-Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế
Thông Báo Từ Sở Y Tế
Thông báo từ sở
Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- V/v sẵn sàng mọi nguồn lực tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2023 trên địa bàn Thành phố - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về quy định hệ số điều chỉnh tăng thu nhập năm 2023 đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về định hướng phát triển và các nhóm hoạt động trọng tâm của Ngành y tế TP trong năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Thông báo của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt về Danh sách ứng viên dự tuyển chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Văn Bản Từ Sở Y Tế
Văn bản từ sở
Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2022 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình mới - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH đối với lao động là F0 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về ban hành Quy chế phối hợp quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ đức - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Tài liệu tập huấn công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh