Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2023
HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2023
1.SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là Sốt xuất huyết Dengue nặng.
Sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng giống như cúm và kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra sau thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi người bệnh bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
2.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG:
Để chủ động phòng chống bệnh SXH, cần “Chủ động phát hiện và loại bỏ ngay nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH”.
Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà để ngăn chặn sự phát triển của muỗi
- Định kỳ hàng tuần chà rửa, thay nước mới lọ hoa, chậu cây thủy sinh, xô, thùng
- Định kỳ chà rửa đĩa lót đáy chậu cây sau 5 đến 7 ngày
- Thả cá diệt lăng quăng đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt
- Bỏ muối vào các khu vực đọng nước mà không thể dọn dẹp
- Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối tránh bị tắc gây đọng nước
- Định kỳ chà rửa và thay nước mới máng nước uống vật nuôi sau 5 đến 7 ngày
- Đậy kín các vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng
- Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời
- Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để ở nơi có mái che
- Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước
- Lấp đầy cát hoặc xi măng vào các hốc cây, bẹ lá đọng nước
- Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời
- Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy
- Che kín, đổ nước đọng đối với chậu kiểng ngoài trời
- Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng
- Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra sau 5 đến 7 ngày
- Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng
Khi bị sốt cao, cần đến ngay Bệnh viện Quận 12 để khám, tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
(Video clip thông điệp, phòng chống Sốt xuất huyết năm 2023 từ HCDC)
(Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM – HCDC)
Những điều cần biết về "thuốc lá điện tử", "thuốc lá nung nóng"
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
VỀ “THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ”, “THUỐC LÁ NUNG NÓNG”
Những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường đã đang xuất hiện các sản phẩm mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs) và thuốc lá làm nóng (Heated Tobacco Product - HTPs). Cả hai loại sản phẩm thuốc lá điện tử này đều sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch hoặc nguyên liệu thuốc lá tạo ra làn hơi khói để người dùng hút vào.
Hiện nay Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá không quy định về các sản phẩm “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá nung nóng” vì vậy các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
Thuốc lá điện tử có chứa nicotin là một hoá chất gây nghiện cao, là một nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, và có khả năng thúc đẩy, hình thành các khối u”. Ngoài nicotin, dung dịch thuốc lá điện tử còn có propylene glycol, có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Các chất độc hại được tìm thấy trong sol khí (khói) của thuốc lá điện tử như Ethylene Glycol, aldehydes, hydrocacbon thơm đa vòng, chất đặc biệt gây ung thư nitrosamines, Formaldehyde... được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, khói xe ô tô…. Một số kim loại như chì, bạc, crom, nikel, formaldehyde có hàm lượng tương đương hoặc cao hơn so với thuốc lá thông thường. Vì vậy thuốc lá điện tử gây hại cho người sử dụng và những người xung quanh.
Để tạo mùi vị hấp dẫn, thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, các nhà sản xuất còn sử dụng rất nhiều loại hương liệu có mùi vị như: bạc hà, táo, cam, chanh….trong thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện khoảng 20,000 loại hương liệu, trong đó có nhiều loại chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại với sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới mọi sản phẩm thuốc lá đều có hại cho sức khỏe. Sử dụng thuốc lá điện tử gây nghiện nhanh chóng cho người sử dụng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, gây các bệnh cấp tính và mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc, động kinh, các bệnh về răng miệng và ung thư. Tiếp xúc thụ động với nicotine trong các sản phẩm này cũng gây tác động bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và bào thai, ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển não bộ bào thai, trẻ em và vị thành niên. Ghi nhận tại một số quốc gia đến thời điểm hiện tại cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử gây bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm, đặc biệt có liên quan đến hội chứng tổn thương phổi cấp tính. Tại Mỹ, năm 2019 một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử được phát hiện. Số ca bệnh tiếp tục tăng và đạt đỉnh 2.807 ca nhập viện vào tháng 2 năm 2020, trong đó có 68 ca tử vong.
Thuốc lá điện tử có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất với các thiết kế đa dạng nên có thể bị lợi dụng để pha trộn ma túy và các chất gây nghiện khác. Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hiện có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng của giới trẻ, bán hàng qua mạng (bán qua app điện thoại thông minh, quảng cáo và mua bán trên internet ) là hình thức mà giới trẻ thường sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường, lối sống, hành vi của giới trẻ. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, số trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp xảy ra ở lứa tuổi học sinh, trong đó có cả nữ giới.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, đặc biệt là trẻ em vì não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển cho tới tuổi 25, làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần.. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.
Bằng chứng từ các nước cho phép sử dụng thuốc lá điện tử cho thấy thuốc lá điện tử là nguyên nhân cho việc bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở thanh thiếu niên bởi bản chất vẫn là nghiện chất nicotin. Vì vậy, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có nhiều khả năng trở thành người hút thuốc lá điếu thông thường. Thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì tỷ lệ chuyển sang hút thuốc lá điếu thông thường cao hơn từ 2 đến 3,5 lần so với những thanh thiếu niên chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử.
Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng. Các chấn thương nghiêm trọng đã được ghi nhận như miệng, mặt, cổ mắt, mũi, xương hàm... Rác thải của bộ phận thiết bị điện tử, ống chứa dung dịch gây ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường sau khi sử dụng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần.
Thuốc lá cho dù là thuốc lá điếu thông thường hay thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều có hại cho sức khỏe con người và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tổ chức Y tế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và không có một loại thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng không phải là sản phẩm ít hại hơn và không phải là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu thông thường.
(Nguồn: Quỹ PCTH thuốc lá – Bộ Y tế)
Thông Báo Từ Sở Y Tế
Thông báo từ sở
Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Về điều chỉnh nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về thông báo nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Thông báo về nhu cầu tuyển dụng công chức làm việc tại Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v ban hành "Khuyến cáo đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh" - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v Lịch tiếp công dân đình kỳ của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Quý II năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Văn Bản Từ Sở Y Tế
Văn bản từ sở
Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- V/v Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình mới - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH đối với lao động là F0 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về ban hành Quy chế phối hợp quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ đức - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Tài liệu tập huấn công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.6) - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh