Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA TIÊM CHỦNG

A. Tiêm chủng là gì?

Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, được thực hiện bằng cách đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại vi-rút, vi khuẩn đó khi nó xâm nhập vào cơ thể.

B. Tại sao cần tiêm chủng?

Các bệnh truyền nhiễm gây ra rất nhiều tác hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều nhất do các bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ tạo ra sức đề kháng chống lại một số bệnh nguy hiểm mà còn giúp người bệnh tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng, nguy cơ tàn tật và nguy cơ tử vong. Vì thế, tiêm chủng là công việc cấp bách và rất cần thiết đối với sức khỏe của tất cả mọi người.

C. Những bệnh nào hiện đã có vắc-xin chủng ngừa tại Việt Nam?

  1. Đậu mùa
  2. Bạch hầu
  3. Viêm gan siêu vi A, B
  4. Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Heamophilus influenzea (Hib)
  5. Ung thư cổ tử cung và sùi mào gà sinh dục
  6. Cúm mùa
  7. Viêm não Nhật Bản
  8. Sởi
  9. Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu
  10. Quai bị
  11. Ho gà
  12. Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
  13. Bại liệt
  14. Dại
  15. Tiêu chảy do vi-rút Rota
  16. Rubella
  17. Zona
  18. Thủy đậu
  19. Uốn ván
  20. Lao
  21. Thương hàn
  22. Sốt vàng

D. Những bệnh nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ em và lịch tiêm chủng?

 
Lứa tuổi Loại vắc-xin Lịch tiêm
Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt)
  • Lao (BCG)
  • Viêm gan B (Trong 24 giờ đầu sau sinh)
  • 1 mũi
  • 1 mũi sơ sinh
2 tháng tuổi
  • Bại liệt
  • Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
  • Mũi 1
  • Mũi 1
3 tháng tuổi
  • Bại liệt
  • Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
  • Mũi 2
  • Mũi 2
4 tháng tuổi
  • Bại liệt
  • Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
  • Mũi 3
  • Mũi 3
9 tháng tuổi
  • Sởi
  • Mũi 1
18 tháng tuổi
  • Sởi
  • Bạch hầu - ho gà - uốn ván
  • Mũi 2
  • Tiêm nhắc
Từ 1 - 5 tuổi
  • Viêm não Nhật Bản
  • Mũi 1
  • Mũi 2 (2 tuần sau mũi 1)
  • Mũi 3 (1 năm sau mũi 2)
Từ 2 - 5 tuổi
  • Tả*
  • 2 lần uống (lần 2 sau lần 1 hai tuần)
Từ 3 - 5 tuổi
  • Thương hàn*
  • Tiêm 1 mũi duy nhất

Ghi chú: * chỉ tiêm chủng ở một số vùng.

Tất cả vắc-xin dùng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đầu miễn phí.

Vì tương lai trẻ thơ, hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

 

 

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

13745786
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1411
2476
14201
13714752
59928
67206
13745786

Your IP: 103.199.32.242
2023-09-29 14:31