Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Khám sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe
Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

Tại sao cần phải điều trị tuỷ răng?

Tại sao cần phải điều trị tuỷ răng?

Tủy răng là một tổ chức liên kết gồm nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh nằm giữa răng. Vì thế khu vực này ít bị tấn công do có sự bảo vệ vững chắc của cả thân và chân răng. Tuy nhiên do lý do nào đó, có thể là ngoại lực gây nứt vỡ răng hay sâu răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng có thể gây viêm nhiễm.

Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân có những triệu chứng đau răng, lung lay răng, viêm chảy máu,… Nếu viêm tủy răng nhẹ, hầu hết bác sĩ đều chỉ định điều trị bằng thuốc và chăm sóc, giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành cũng như tái khoáng.

Tuy nhiên, với trường hợp viêm tủy răng nặng, có lỗ sâu và khu vực viêm ảnh hưởng rộng thì bắt buộc phải điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt. Điều này giúp tủy răng hoại tử không lan rộng ra các răng và khu vực xung quanh, giảm tình trạng đau nhức khó chịu.

Vì thế khi có những triệu chứng đau nhức, viêm tủy răng, bệnh nhân cần sớm tới nha sĩ để thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị tủy răng hoặc nhổ răng, mỗi kỹ thuật đều có rủi ro và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh. Vì thế hãy trao đổi với nha sĩ có kinh nghiệm để được tư vấn điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Dấu hiệu răng cần điều trị tủy

Các răng nên điều trị tủy khi phát hiện răng bị nứt gãy, răng bị sâu nặng vào đến phần tủy gây đau hoặc răng bị chấn thương gây tổn thương tủy.

Dấu hiệu rõ nhất cho thấy răng cần điều trị tủy ngay là đau răng thành từng cơn, có thể đau ở mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra các răng xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích nóng, lạnh hoặc thay đổi áp suất. Thuốc giảm đau không giúp bạn nhiều hoặc hầu như không có tác dụng. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa. Trong nhiều trường hợp, bạn không thể chịu đựng được cơn đau và phải nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ ngay.

Dấu hiệu tiếp theo là lợi ở vùng có răng bị sâu hoặc chấn thương bị sưng, có hoặc không có sưng mặt kèm theo.

Có thể vùng lợi ở răng bị sâu hoặc chấn thương có nốt nổi lên như mụn, ấn vào thấy có dịch hoặc mủ vàng chảy ra. Bạn hoàn toàn không thấy đau răng.

Sưng mặt, sưng lợi hay có nốt mụn ở lợi là dấu hiệu cho thấy vùng chóp răng đã bị nhiễm trùng do tủy răng chết mà không được chữa trị kịp thời. Lúc này nếu có chụp film răng, nha sĩ sẽ chỉ cho bạn thấy có vùng nhiễm trùng ở chóp răng. Vùng nhiễm trùng có thể chỉ ở tại chỗ hoặc đã lan rộng ra xung quanh.

Quá trình điều trị tủy răng thực hiện như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra tình trạng viêm tủy

Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê

Bước 3: Thực hiện điều trị diệt tủy răng

Đầu tiên, bác sĩ cần tạo đường thông nhỏ từ ngoài răng vào trong ống tủy bằng mũi khoan nha khoa chuyên dụng. Lực mũi khoan vừa đủ để tạo một lỗ thông nhỏ, có thể gây đau đớn nhẹ cho người bệnh song do có thuốc tê nên bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Sau thao tác này, nha sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống tủy.

Dụng cụ hút chuyên dụng sẽ được đưa vào trong ống tủy để hút hết những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó là thực hiện làm sạch và điều chỉnh hình dạng ống tủy. Khi đảm bảo không còn bất cứ mô tủy bị viêm, hoại tử nào sót lại trong răng, thao tác diệt tủy răng sẽ kết thúc.

 Trám bít ống tủy

Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy viêm, tủy hoại tử, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, lỗi thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng cho vi khuẩn trong miệng tấn công. Vì thế, bác sĩ cần trám bít lại toàn bộ hệ thống ống tuỷ.

 


 

Thông Báo Từ Sở Y Tế

Thông báo từ sở

Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 
InternetSpeedlogo

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

14674746
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
181
3243
3424
14651956
9601
89410
14674746

Your IP: 103.131.71.187
2024-11-04 02:57