Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Khám sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe
Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

 PHÁT TRIỂN XƯƠNG TỐT HƠN

Sức khỏe xương tốt có tầm quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta và là nền tảng cho một tương lai độc lập khi chúng ta già đi. Ngày Phòng, chống loãng xương thế giới năm nay (20/10/2023) sẽ phản ánh tầm quan trọng của việc “Phát triển xương tốt hơn” trong suốt cuộc đời.

Chiến dịch sẽ tập trung vào các yếu tố xây dựng sức khỏe xương (chế độ ăn uống, tập thể dục, vitamin D, tránh uống rượu hoặc hút thuốc lá và duy trì cân nặng cơ thể ở mức khỏe mạnh) cũng như nhận thức sớm về yếu tố nguy cơ cho các cá nhân.

1. Loãng xương là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương.

PhatTrienXuongTotHon

2. Dấu hiệu loãng xương là gì?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh là:

  • Giảm Mật độ xương: Tình trạng này khiến xương cột sống có thể bị xẹp, gãy lún. Người bệnh thường bị các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương: Đây là triệu chứng người bệnh dễ nhân thấy nhất khi bị giảm mật độ xương. Bệnh sẽ gây mỏi dọc các xương dài, thậm chí là bị đau nhức toàn thân như kim chích.
  • Đau tại vùng xương chịu trọng lực của cơ thể, các xương này gồm: xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Các cơn đau tái phát nhiều lần sau chấn thương. Người bệnh thường bị đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng dần khi vận động, di chuyển, đứng ngồi lâu, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau tại cột sống, thắt lưng hay 2 bên liên sườn: Tình trạng này làm ảnh hưởng tới những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Các cơn đau ở lưng trở nặng khi người bệnh vận động mạnh hay bất ngờ đổi tư thế. Do đó, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các tư thế như cúi gập, xoay hẳn người.
  • Tình trạng giảm mật độ xương ở người tuổi trung niên có thể kèm những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp.

3. Những lời khuyên giúp xương chắc khỏe:

Tập thể dục

Xương giống như cơ bắp sẽ khỏe hơn khi bạn tập luyện. Do đó, tập thể dục giúp hình thành xương ở trẻ em và thanh thiếu niên khi chúng lớn lên, đồng thời giúp duy trì xương ở người lớn.

Chế độ ăn uống tốt cho xương

Chế độ ăn tốt cho xương là chế độ ăn uống cân bằng với lượng canxi, protein, vitamin D, vitamin K và các chất dinh dưỡng khác.

Tránh những thói quen gây hại cho xương

Hút thuốc và uống quá nhiều rượu là những yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Bên cạnh đó, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng. Trong đó, việc thiếu cân với chỉ số BMI dưới 19 là yếu tố nguy cơ chính.

Ngăn ngừa gãy xương tái phát

Nếu bạn bị gãy xương sau 50 tuổi, hãy đến gặp bác sĩ nhằm yêu cầu đánh giá và điều trị để ngăn ngừa gãy xương thêm.

Biết nguy cơ của bạn

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhằm yêu cầu xét nghiệm và điều trị khi cần

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế Giới WHO; TTKSBTTP HCDC)

 


 

Thông Báo Từ Sở Y Tế

Thông báo từ sở

Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Văn Bản Từ Sở Y Tế

Văn bản từ sở

Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 
InternetSpeedlogo

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

14774049
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
4575
2699
13042
14743491
30558
78346
14774049

Your IP: 185.191.171.5
2024-12-12 22:49