Get Adobe Flash player
Bệnh Viện Quận 12
111 Dương Thị Mười, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP- HCM
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh
Khám sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe
Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thực hiện 3 sạch phòng bệnh Tay chân miệng
Lịch khám chuyên gia - chất lượng cao tại Bệnh viện Quận 12
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

Khuyến cáo các biện pháp tầm soát ung thư

KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP TẦM SOÁT UNG THƯ

 

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể. Theo thống kê của GLOBOCAN (Tổ chức Ung thư toàn cầu), tại nước ta có khoảng 126.000 ca bệnh ung thư mới và số người bị căn bệnh này cướp đi tính mạng lên đến 94.000 người/năm. Ung thư được xếp vào nhóm 10 bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Tuy là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu với tỷ lệ tử vong cao, nhưng bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện từ giai đoạn sớm. Và để có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tầm soát ung thư là việc làm cần thiết.

Tầm soát ung thư là gì? Tại sao nên tầm soát ung thư?

Tầm soát ung thư là biện pháp dò tìm, phát hiện mầm mống bệnh ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng. Bằng các loại xét nghiệm và kỹ thuật kiểm tra sức khỏe hiện đại, các bác sĩ có thể phát hiện sớm các tế bào ác tính và tế bào bất thường trong cơ thể. 

Nếu bệnh được phát hiện sớm và kịp thời, người bệnh sẽ nhận được những lợi ích như: 

  • Tăng khả năng chữa khỏi khi phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.
  • Chi phí điều trị đỡ tốn kém hơn.
  • Tăng khả năng sống của bệnh nhân sau điều trị.
  • Nếu sau mỗi lần tầm soát và cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể yên tâm vui sống, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Bước 1 - Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi về yếu tố nguy cơ như tiền sử bệnh của người khám và người thân, tình trạng sức khỏe chung, các triệu chứng bất thường nếu có...
  • Bước 2 - Kiểm tra cận lâm sàng: Các kiểm tra cận lâm sàng cơ bản có thể là xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân...
  • Bước 3 - Chẩn đoán bằng hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương thức chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi...
  • Nội soi dạ dày để quan sát bên trong dạ dày.
  • Sinh thiết trong quá trình nội soi dạ dày để lấy mẫu mô từ vùng nghi ngờ bất thường trong dạ dày. 
  • Chụp cắt lớp dạ dày để có hình ảnh chụp cắt lớp vi tính CT và PET-CT giúp phát hiện di căn của ung thư dạ dày.
  • Kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để kiểm tra nhiễm khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu trong phân khi có polyp, ung thư hay các bệnh khác về đại tràng.
  • Nội soi đại tràng để bác sĩ quan sát bên trong lòng đại tràng tìm polyp, mô bất thường hoặc ung thư.
  • Sinh thiết lấy mẫu mô bất thường (nếu có) trong quá trình nội soi để tìm tế bào ác tính.
  • Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện dấu hiệu tắc ruột, dày thành đại tràng...
  • Chụp cắt lớp CT hoặc cộng hưởng từ MRI để phát hiện hình dạng, kích thước, độ xâm lấn và di căn của ung thư.
  • Phết tế bào cổ tử cung để phân tích tế bào dưới kính hiển vi nhằm xác định lành tính/tiền ung thư hay ung thư. Phương pháp này thường chỉ thực hiện với người đã quan hệ tình dục.
  • Xét nghiệm virus HPV thuộc nhóm có nguy cơ cao gây tiền ung thư và ung thư.
  • Soi cổ tử cung để kiểm tra khu vực bất thường trong cổ tử cung và tiến hành sinh thiết.
  • Nạo nội mạc cổ tử cung để lấy mô phục vụ mục đích kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Khoét chóp cổ tử cung để kiểm tra một phần hình nón ở cổ tử cung dưới kính hiển vi.
  • Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học như thức khuya, hút thuốc, thường xuyên căng thẳng, nghiện rượu bia…
  • Người mắc các bệnh mãn tính về gan, phổi, dạ dày…
  • Trong gia đình, nhất là bố, mẹ, anh chị em có người mắc bệnh ung thư.
  • Người sinh sống và làm việc trong môi trường độc hại.

Quy trình tầm soát ung thư

Các phương pháp khám để tầm soát bệnh ung thư được thực hiện trên những người hoàn toàn bình thường, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh và hạn chế tối đa việc xâm lấn. Mỗi loại bệnh ung thư có những phương pháp tầm soát phù hợp. Tuy nhiên, quy trình tầm soát chung thường gồm các bước:

Phương pháp tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp

Chi tiết các phương pháp được áp dụng với một số bệnh ung thư thường gặp hiện nay cụ thể là:

Ung thư dạ dày

Tầm soát căn bệnh này bác sĩ thường chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng như: 

Ung thư đại tràng

Tầm soát ung thư đại tràng có thể được thực hiện với các kỹ thuật gồm:

Ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện bằng các phương pháp:

Ung thư vú

Tầm soát bệnh ung thư vú bằng siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc sinh thiết để xác định tế bào trong khối u là lành tính hay ác tính.

Ai nên tầm soát ung thư càng sớm càng tốt?

Bệnh ung thư hiện nay có xu hướng trẻ hóa. Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên đến cơ sở y tế làm tầm soát ung thư nếu có điều kiện. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên làm sớm và thường xuyên hơn:

Khi bệnh ung thư có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, việc Tầm soát bệnh càng trở nên quan trọng. Hy vọng rằng sau những thông tin mà Bệnh viện Quận 12 cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động này và thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt.

 (Nguồn: Tổ chức ung thư toàn cầu; CDC Sơn La)

 


 

Văn Bản Từ Sở Y Tế

Văn bản từ sở

Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh

Thư Mời Từ Sở Y Tế

Không tìm thấy Feed
DKKCBOnline
 
 
 
 TTGDSK2
 Enterovirus 71 gây bệnh tay chân
miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện
trở lại
Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).
 
InternetSpeedlogo

tuvancovid

PhananhCLKCB

hotline115cskh

 

LIÊN KẾT WEB

 

VIDEO

 

 

Liên Kết

BannerDauGia

THỐNG KÊ TRUY CẬP

14879729
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2039
1966
4005
14852599
59837
76401
14879729

Your IP: 18.97.9.174
2025-01-20 19:06