Bệnh nhãn khoa
Viêm giác mạc do Herpes Simplex Virus
BS : Lê Quang Khải
I. TRIỆU CHỨNG VIÊM GIÁC MẠC DO HSV
1. Chủ Quan: Chảy nước mắt, giảm thị lực, chói. Tiền sử đã bị nhiều lần.
2. Khách Quan:
- Tổn thương da mi: mụn nước
- Viêm kết mạc
- Bệnh lý ở biểu mô giác mạc
• Viêm giác mạc chấm
• Viêm giác mạc hình cành cây
• Viêm loét giác mạc hình bản đồ
- Loét do loạn dưỡng thần kinh: ổ loét vô trùng, bờ nhẵn trên vùng nhu mô bị tổn thương dai dẳng.
- Bệnh ở nhu mô giác mạc
• Viêm giác mạc hình đĩa
• Viêm giác mạc nhu mô hoại tử
- Viêm màng bồ đào, viêm nội mô
II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Viêm giác mạc do Herpes Zoster
2. Tróc giác mạc tái phát
III. NGUYÊN NHÂN: HSV1
IV. CẬN LÂM SÀNG - PCR
V. ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC DO HSV
1. Tổn Thương Da Mi:
- Dùng thuốc kháng virus.
- Chườm ấm 3 lần/ngày
- Các thuốc điều trị 7-14 ngày cho đến khi triệu chứng giảm.
- Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
2. Bệnh Lý Biểu Mô Giác Mạc:
- Dùng thuốc kháng virus
- Col. Atropin 1% x 2 lần/ngày
- Cạo biểu mô
- Nếu loét dạng bản đồ thêm kháng sinh phổ rộng phòng ngừa.
- Nếu loét rìa thêm corticoid tại chỗ sau khi đã khởi đầu điều trị với kháng virus tại chỗ vài ngày.
- Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
3. Loét Do Loạn Dưỡng Thần Kinh: điều trị chủ yếu là dinh dưỡng và ngừa bội nhiễm
- Ngưng thuốc kháng virus tại chỗ
- Nước mắt nhân tạo
- Kháng sinh phổ rộng dự phòng
- Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
4. Bệnh Nhu Mô Giác Mạc:
- Viêm giác mạc hình đĩa:
. Dùng thuốc kháng virus, kháng viêm
• Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
- Viêm giác mạc nhu mô hoại tử
• Dùng thuốc kháng virus.
• Điều trị giống viêm giác mạc hình đĩa với corticoid và theo dõi sát tình trạng loét.
• Trường hợp biến chứng thủng có thể dán keo hoặc ghép màng ối
• Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
5. Bệnh Nội Mô Giác Mạc, Viêm Màng Bồ Đào
- Dùng thuốc kháng virus
- Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
6. Viêm Giác Mạc Do HSV Tái Phát: có từ 2 lần bị viêm giác mạc trở lên
- Dùng thuốc kháng virus
- Nâng tổng trạng, giảm đau, hạ áp (nếu có tăng nhãn áp)
VI. THEO DÕI VIÊM GIÁC MẠC DO HSV
- Đánh giá bệnh nhân từ 2-7 ngày dựa vào kích thước tổn thương biểu mô, ổ loét, chiều dày giác mạc, phản ứng tiền phòng và nhãn áp.
- Thuốc kháng virus
- Trong tổn thương nhu mô giác mạc, steroid tại chỗ cần giảm liều từ từ, và từ nồng độ cao- thấp.
- Có thể dùng kháng virus toàn thân. Khi đó phải theo dõi chức năng gan thận.
- Trường hợp tăng áp điều trị kết hợp thuốc hạ nhãn áp.
Thông Báo Từ Sở Y Tế
Thông báo từ sở
Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Về điều chỉnh nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về thông báo nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Thông báo về nhu cầu tuyển dụng công chức làm việc tại Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v ban hành "Khuyến cáo đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh" - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v Lịch tiếp công dân đình kỳ của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Quý II năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Văn Bản Từ Sở Y Tế
Văn bản từ sở
Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- V/v Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình mới - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH đối với lao động là F0 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về ban hành Quy chế phối hợp quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ đức - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Tài liệu tập huấn công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.6) - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh